7 Nguyên tắc vàng trong Coaching

1. Tin tưởng vào tiềm năng vĩ đại của con người, đặc biệt là Coachee

Một người coach đích thực biết cách đánh giá cao tiềm năng của người khác, đặc biệt là tin tưởng vào Coachee của mình. Từ đó bạn sẽ có thể nâng tầm tài năng của Coachee và truyền cảm hứng cho họ nhiều hơn. Bên cạnh đó, tin tưởng vào chính khả năng Coaching của mình cũng giúp bạn tự tin hơn khi Coach và có thêm động lực rèn luyện và cải thiện kỹ năng của chính mình.

Tuy nhiên, tin tưởng vào Coachee không có nghĩa là im lặng khi Coachee đưa ra những mục tiêu không thực tế. Người Coach cần duy trì một cái nhìn tích cực về kết quả coaching của mình.

2. Coaching là mang lại giá trị cho người khác

Các nhà khai vấn (Coach) cần ý thức rằng Coaching là một sứ mệnh cao cả – trong đó, tài năng của bạn không chỉ để phục vụ cho bản thân nữa mà còn mang một lợi ích lớn hơn. Những giá trị mà bạn cho đi chính là giúp tăng giá trị con người, giúp người khác đạt được những mục tiêu mà họ mong muốn, khắc phục những vấn đề mà họ mắc phải. Niềm vui của một nhà khai vấn là quá trình trải nghiệm sự hoàn thiện trong công việc và cuộc sống thông qua việc làm phong phú đời sống tinh thần của người khác.

3. Giúp Coachee tự làm chủ và phát huy tiềm năng trong họ

Để làm được điều này, người Coach cần hoàn thiện nguyên tắc Coaching số 1 nêu trên. Tuy nhiên, việc này còn đòi hỏi nhà khai vấn phải biết lắng nghe và đặt những câu hỏi chọn lọc để Coachee tự tìm ra giải pháp cho cính mình. Cốt lõi của Coaching là trao quyền lãnh đạo cho chính bản thân Coachee để họ tự đưa ra quyết định, giải pháp thay vì trực tiếp giải quyết vấn đề của họ. Quan trọng hơn, điều này còn giúp Coachee phát triển năng lực lãnh đạo bản thân, năng lực và tinh thần sẵn sàng làm chủ. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Coaching.

4. Không áp đặt Coache, nhưng hãy tác động

Một phiên Coach thành công là khi nhà khai vấn có thể sử dụng khả năng tạo ảnh hưởng chứ không phải quyền lực. Người Coach cần lắng nghe và dựa trên những mục tiêu của Coachee, từ đó chuyển những mục tiêu này thành kế hoạch hành động. Người Coachee khi tự mình đưa ra những giải pháp theo ý chí của họ, họ sẽ đưa ra những quyết định hành động dễ dàng hơn.

5. Người Coach cần có sự linh hoạt và phát triển qua những thử thách

Việc Coaching sẽ gặp những tình huống khó lường. Coachee có thể là người đang tìm kiếm những giải pháp từ người Coach, hoàn toàn mất phương hướng trong cuộc sống và không thể tự đưa ra những giải pháp cho chính mình. Hơn ai hết, bạn cần biết đó không phải là vai trò của Coaching. Những thách thức mà bạn và Coachee phải đối mặt là vô tận, nhưng điều quan trọng là bạn đừng “chìm đắm” trong nó. Thay vào đó, bạn cần rèn luyện bản thân và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm để giải quyết từng tình huống, giúp Coachee lấy lại năng lực làm chủ cuộc đời mình.

6. Khi bạn giúp người khác phát triển, bạn cũng đồng thời phát triển chính mình.

Để thay đổi và phát triển người khác, bản thân người Coach phải luôn phát triển và chuyển đổi chính mình. Chính niềm đam mê mang lại giá trị trong những phiên Coach cũng giúp bạn phát triển bản thân. Một người Coach thành công phải có một tư duy rất vững vàng.

7. Một nhà khai vấn cũng cần được huấn luyện – Coach the Coach

Kẻ thù lớn nhất của việc học và phát triển là nghĩ rằng bạn đã biết hết mọi thứ. Nếu bạn muốn trở thành một nhà khai vấn vĩ đại, việc tự ý thức bản thân và không ngừng học hỏi là vô cùng cần thiết. Coach chính mình trước khi bạn Coach cho người khác.

Bài viết liên quan